Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Các nguyên nhân gây ra sẹo lõm

Nếu kẻ thù của tuổi teen là mụn trứng cá thì có thể coi kẻ thù của sắc đẹp là các vết sẹo. Một nước da trắng, bờ môi gợi cảm và khuôn mặt khả ái thì việc xuất hiện của các vết sẹo trên mặt là điều mà khiến chúng ta mất tự tin rất nhiều. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới sẹo lõm, hay cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin về nhan sắc của mình.
Sẹo lõm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do 1 tai nạn hay do mụn, thủy đậu hay do nhiều nguyên nhân khách quan khác… Vậy muốn điều trị sẹo lõm một cách hiệu quả thì chúng ta cũng nên tìm hiểu nguyên nhân  gây nên các vết sẹo của mình, biết được nguyên nhân thì áp dụng các phương pháp điều trị sẽ dễ dàng hơn.

Nan-mun-chinh-la-nguyen-nhan-gay-nen-seo-lom
Nặn mụn không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến cho chúng ta bị sẹo
Sẹo lõm do phỏng dạ (còn gọi là thủy đậu)
Loại sẹo do thủy đậu này có bề mặt rộng 3-8 mm, lớn hơn sẹo do trứng cá bọc để lại nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự lành. Loại sẹo lõm này bạn cũng nên phòng tránh bằng cách, khi bị thủy đậu bạn nên chú ý tới chế độ chăm sóc để tránh sẹo không đáng có.
Phong-da-cung-gay-nen-seo-lom
Phỏng dạ cũng nên gây nên sẹo lõm cho khách hàng
Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc, mụn đầu đen (hay còn gọi là sẹo rỗ).
Sẹo lõm hình thành do nặn mụn không đúng cách. Mụn trứng cá giai đoạn ba thường để lại di chứng là mặt đầy sẹo lớn. Sẹo lõm thường là hậu quả của một tình trạng viêm hoại tử rộng tại nang lông hình thành một dạng nặng của mụn trứng cá là mụn nang mủ (Ance cyst) hay mụn dạng nang.
Dạng sẹo lõm này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2 – 5mm). Mật độ sẹo không cố định, tùy theo từng trường hợp, tuy nhiên thường xuất hiện ở trán, hai bên má và mũi (nơi trứng cá bọc thường xuất hiện). Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.
Thoi-quen-nan-mun-cung-rat-de-de-lai-seo
Thói quen nặn mụn cũng rất dễ để lại sẹo
Còn sẹo lõm do mụn đầu đen thường xuất hiện ở hai bên má và cánh mũi mà người ta gọi là sẹo rỗ. Chính mật độ dày đặc này làm cho kết cấu da xunh quanh phải thích ứng, bảo vệ da bằng cách tự làm dày lên để đảm bảo độ vững chắc và bao phủ làn da. Vì vậy, những người có sẹo rỗ cũng sở hữu làn da bì, thô nhám.
Sẹo lõm hay sẹo rỗ là tổn thương sâu của viêm nang lông, tổn thương này lan rộng xuống trung bì sau đó thành túi mủ hoại tử. Khối mô sâu bị mất do hoại tử gây ra sẹo lõm, mang đến hậu quả là da mặt sau khi lành mụn phải chịu tình trạng “bị rỗ”, từ đó việc trị sẹo rỗ là vô cùng khó khăn.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây nên sẹo cho chúng ta chính bởi cách chăm sóc không đúng cách của mình.
Khi bị mụn, do thiếu hiểu biết và chủ quan mà chúng ta dùng những loại kem trị mụn hay thuốc trị mụn không đúng cách, rất dễ gây nên những hậu quả đáng tiếc cho da bạn, mụn không đỡ mà nó còn ở dạng viêm nang, mưng mủ và việc để lại sẹo rất cao.
Nặn mụn trong giai đoạn đang viêm nang lông làm cho viêm lan rộng cộng với nhiễm trùng bùng phát làm cho tình trạng viêm nhiễm càng nặng phát triển thành mụn dạng nang.
Nặn, bóp, cắt, chích, hút mụn, nặn mụn không giữ đúng vệ sinh làm cho vi trùng lây lan ra rộng phát triển thành mụn dạng nang.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét